5 tuyến cao tốc kết nối sẽ về đích trong năm 2025

21/07/2022

Hiện nay, với chính sách thu hút dân cư về vùng ven nhằm mục tiêu giảm tải cho TP HCM thì yếu tố quan trọng nhất là giảm thời gian di chuyển, hạ tầng phải được nâng cấp đồng bộ. Hàng loạt tuyến cao tốc được gấp rút xây dựng, hoàn thiện và đưa vào khai thác trước 2025 như Cao tốc TP HCM – Long Thành – Dầu Giây, Bến Lức – Long Thành, Biên Hòa – Vũng Tàu, Dầu Giây – Phan Thiết, Dầu Giây – Liên Khương – Đà Lạt,…

Cao tốc TP HCM – Long Thành – Dầu Giây được khởi công ngày 3 tháng 10 năm 2009; tổng chiều dài 55,7km. Vốn đầu tư lên ước tính đến hơn 930 triệu USD. Đã hoàn thành và đưa vào hoạt động năm 2015. Dự án mang lại nhiều cơ hội phát triển cho các dự án bất động sản nằm trên tuyến đường. Tuyến đường được thiết kế cho xe lưu thông với tốc độ lên đến 120km/h với 4 làn xe.

Đường cao tốc đưa vào vận hành vào năm 2015. Đến nay, sau 5 năm đi vào khai thác tuyến đường rơi vào tình trạng quá tải. Trước tình trạng quá tải của tuyến đường này, Bộ Giao thông Vận tải đồng ý mở rộng 24 km từ nút giao An Phú (Quận 2, TP HCM) đến huyện Long Thành (Đồng Nai) lên tám làn xe vào năm 2025, nguồn vốn hơn 9.800 tỷ đồng. Sau năm 2040, đoạn này sẽ được mở rộng lên 10 làn xe. Riêng 31 km từ Long Thành đi Dầu Giây sẽ giữ nguyên quy mô bốn làn xe vì có thể đáp ứng nhu cầu lưu thông đến năm 2040.

Hình ảnh cao tốc TP.HCM – Long Thành – Dầu Giây

Theo ông Trần Văn Thi, Tổng giám đốc CIPM Cửu Long (Bộ Giao thông Vận tải), phương án mở rộng tuyến đường được đưa ra trên cơ sở kết hợp kịch bản hàng loạt dự án hạ tầng kết nối cao tốc này những năm tới như: sân bay Long Thành, cao tốc Bến Lức – Long Thành, cao tốc Biên Hòa – Vũng Tàu, Vành đai 3 (đoạn Tân Vạn – Nhơn Trạch), cầu Cát Lái, đường 25C và các tuyến đường sắt… Sắp tới sẽ mở rộng 24km từ nút An Phú đến Huyện Long Thành lên 8 làn xe, dự kiến hoàn thành trong năm 2025 để giảm áp lực giao thông.

Cao tốc Bến Lức – Long Thành là dự án cũng góp phần làm giảm áp lực giao thông trên Quốc lộ 1A, Quốc lộ 51 và rút ngắn thời gian đi từ Long An đến Thành phố Hồ Chí Minh, Đồng Nai, Bà Rịa – Vũng Tàu. Đồng thời, góp phần giao thông liên vùng miền Tây và vùng Đông Nam Bộ không cần quá cảnh qua TP HCM.

Hình ảnh cao tốc Bến Lức – Long Thành

Tháng 10/2010: Dự án được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt danh mục dự án và Bộ GTVT phê duyệt đầu tư. Tháng 10/2014, dự án cao tốc Bến Lức – Long Thành được khởi công, dự kiến hoàn thành năm 2023, nhưng do năm 2020 – 2021 dịch Covid-19 bùng phát mạnh, vì vậy chủ đầu tư dự án (Tổng Công ty đầu tư phát triển đường cao tốc Việt Nam – VEC) kiến nghị cho phép gia hạn thời gian hoàn thành dự án đến quý III năm 2025. Hiện tại dự án đạt gần 80% khối lượng, Chính phủ và các bộ, ngành liên quan xem xét hỗ trợ việc điều chỉnh các Hiệp định vay vốn, hỗ trợ thủ tục giao vốn ODA liên quan dự án.

Cao tốc Biên Hòa – Vũng Tàu là hạ tầng quan trọng sẽ giảm tải cho QL51 cũng như Cảng cái Mép sau này vận hành. Dự án có tổng chiều dài khoảng 53,7km chạy song song với QL51 gồm 4 – 6 làn xe dự kiến khởi công Quý 4/2022 và hoàn thành vào năm 2025.

Ngày 16/6/2022 Quốc hội đã ban hành Nghị quyết số 59/2022/QH15 về chủ trương đầu tư Dự án đầu tư xây dựng đường bộ cao tốc Biên Hòa – Vũng Tàu giai đoạn 1 với mục tiêu đầu tư tuyến đường đưa vào khai thác đồng bộ với đường bộ cao tốc Bắc – Nam phía Đông, cảng hàng không quốc tế Long Thành, kết nối các trung tâm kinh tế, cảng biển; phát huy tối đa tiềm năng của cảng biển Cái Mép – Thị Vải, đáp ứng nhu cầu vận tải; tạo dư địa, động lực, không gian phát triển vùng Đông Nam Bộ với hệ thống hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội đồng bộ, hiện đại; góp phần bảo đảm quốc phòng, an ninh; nâng cao năng lực cạnh tranh của nền kinh tế, từng bước thực hiện thắng lợi các mục tiêu, nhiệm vụ phát triển kinh tế – xã hội của đất nước theo Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng.

Dự án đầu tư cao tốc Biên Hòa – Vũng Tàu

Dự án đầu tư tuyến đường với tổng chiều dài khoảng 53,7km, chia thành 03 dự án thành phần theo hình thức đầu tư công với tổng mức đầu tư sơ bộ khoảng 17.837 tỷ đồng, gồm:

  • Dự án thành phần 1 dài 16km thuộc địa bàn tỉnh Đồng Nai
  • Dự án thành phần 2 dài 18,2km thuộc địa bàn tỉnh Đồng Nai
  • Dự án thành phần 3 dài 19,5km thuộc địa bàn tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu

Dự án được triển khai thực hiện từ năm 2022, cơ bản hoàn thành năm 2025 và hoàn thiện đưa vào khai thác đồng bộ toàn Dự án năm 2026.

Cao Tốc Dầu Giây – Phan Thiết là một trong ba dự án cao tốc được Quốc hội thông qua với đầu tư công, sử dụng vốn trung hạn 2020 – 2025. Dự án dài 99km đi qua hai tỉnh Bình Thuận và Đồng Nai, điểm đầu tại đoạn nối từ quốc lộ 1A đi Mỹ Thạnh, điểm cuối nối với cao tốc TP HCM – Long Thành – Dầu Giây, với tổng chi phí hơn 12.500 tỷ đồng. Đến nay, tuyến cao tốc trọng điểm đã đạt 38.5% tiến độ, dự kiến hoàn thành vào cuối năm 2022.

Hình ảnh cao tốc Dầu Giây – Phan Thiết

Sau 2 năm thi công, tuyến cao tốc Phan Thiết – Dầu Giây dần thành hình, nhiều đoạn đã thảm nhựa, làm cầu vượt. Các nhà thầu đang chạy đua từng ngày để khẩn trương hoàn thành các hạng mục theo kế hoạch đặt ra. Cả hai tuyến cao tốc này sẽ hoàn thành và đưa vào khai thác cuối năm 2022. Lúc đó việc đi lại của người dân dịp Tết 2023 chắc chắn sẽ thuận lợi hơn rất nhiều.

Cao tốc Dầu Giây – Liên Khương – Đà Lạt được chuyên gia đánh giá là tuyến đường có ý nghĩa quan trọng bậc nhất giúp thúc đẩy nền kinh tế của khu vực. Tác động trực tiếp đến việc kết nối giao thông vùng Nam Tây Nguyên với Đông Nam Bộ. Từ đó, thúc đẩy và phát triển du lịch và kinh tế. Không chỉ vậy còn gia tăng giá trị BĐS cho những địa phương mà tuyến cao tốc này đi qua. Dự án có chiều dài khoảng 200km – 4 làn xe: chia làm 3 giai đoạn dự kiến khởi công Quý 3/2022 và hoàn thành vào 2025.

Giai đoạn 1: Dầu Giây – Tân Phú
Đoạn Dầu Giây – Tân Phú có chiều dài với 60km tổng diện tích đất sử dụng 470 ha, đi qua Tân Phú, Định Quán, Xuân Lộc và Thống Nhất. GĐ 1 có tổng ngân sách đầu tư là khoảng 5.783 tỷ đồng được kêu gọi theo hình thức BOT.

Giai đoạn 2: Tân Phú – Bảo Lộc
Theo UBND tỉnh Lâm Đồng, GĐ2 Tân Phú – Bảo Lộc, từ km số 51 đến km số 67, quy mô với 4 làn xe sẽ được đầu tư trong khoảng thời gian đến năm 2024, tổng ngân sách khoảng 18.300 tỷ đồng. Dự kiến GĐ2 sẽ khởi công vào Quý IV/2022, hoàn thành đưa vào khai thác công trình vào Quý I/2025.

Giai đoạn 3: Bảo Lộc – Liên Khương
Đoạn cuối cùng có chiều dài 73km, được bắt đầu từ TP Bảo Lộc đến Liên Khương. Tổng ngân sách đầu tư cho đoạn cao tốc này hơn 13.500 tỷ đồng, trong đó 3.000 tỷ đồng là từ ngân sách Nhà nước.

Hình ảnh cao tốc Dầu Giây – Liên Khương – Đà Lạt

Trên đây là bài viết chia sẻ thông tin 5 dự án cao tốc kết nối sẽ về đích trong năm 2025. Hy vọng rằng tất cả nội dung thông tin nêu trên đều giúp ích cho Quý khách hàng nhìn nhận thị trường này rõ ràng.

Ngọc Lan

5/5 (1 Review)

Top
error: MUON COPY THI VAO DAY: https://beeland.com.vn/